Trang chủ / SA LỒI NIỆU QUẢN

SA LỒI NIỆU QUẢN

  1. Định nghĩa

–  Sa lồi niệu quản là bệnh lý giãn hình túi lồi vào trong lòng bàng quang của đoạn niệu quản thành bàng quang. Bệnh lý này hay gặp khi niệu quản lạc chỗ, hẹp vị trí đổ vào bàng quang, bất thường của thận có đường bài xuất đôi…

  1. Phân loại

Chia làm hai loại chính

– Bẩm sinh: do niêm mạc niệu quản qua phát, liên tiếp với niêm mạc bàng quang tạo thành hình túi trong lòng bàng quang. Thành của túi sa lồi là niêm mạc của bàng quang và niêm mạc niệu quản. Thể này hay gặp ở đường bài xuất của thận trên/ thận đôi hoàn toàn. Lý do hay gặp ở đường bài xuất trên của thận đôi hoàn toàn là do niệu quản trên thường đổ vuông góc với thành bàng quang, gây ra tình trạng trào ngược nước tiểu.
– Người lớn: do đoạn niệu quản sát thành bàng quang không được cố định chắc chắn ở thành bàng quang nên có 1 phần chui vào trong lòng bàng quang, do đó thành của túi sa lồi là thành niệu quản.

 

Hình 1: Sa lồi niệu quản thể bẩm sinh. Cơ chế gây rối loạn tiểu tiện do túi sa lồi kích thích vào vùng tam giác bàng quang.

  1. Triệu chứng

* Triệu chứng không điển hình, thể hiện bằng tình trạng
– Rối loạn tiểu tiện: bệnh nhân luôn có cảm giác thúc giục phải đi tiểu, trong khi nước tiểu trong bàng quang không có, hoặc rất ít. Đây chính là triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thôi thúc bệnh nhân phải đi khám bệnh.

– Nhiễm  khuẩn tiết niệu.

– Đau tức hông lưng, đau tức hạ vị.

* Triệu chứng cận lâm sàng:

– Siêu âm: Hình túi nước tiểu (trống âm) liên tục với niệu quản, thành mỏng lồi vào trong lòng bàng quang, không thấy hình ảnh lường nước tiểu phụt vào lòng bàng quang. Có thể thấy hình ảnh tăng âm kèm bóng cản (sỏi) trong lòng túi sa lồi.

 

– CT scaner: Thấy hình ảnh tương tự trên siêu âm.

– Nội soi bàng quang chẩn đoán: Đây là tiêu chuẩn vàng dùng để chẩn đoán sa lồi niệu quản.

4. Điều trị.

– Khi túi sa lồi kích thước nhỏ, chưa ảnh hưởng đến chức năng thận và chất lượng cuộc sống, chỉ cần theo dõi.

– Cắt túi sa lồi niệu quản bằng phẫu thuật nội soi ngược dòng.

–  Mổ mở  khi cần cắm lại niệu quản vào bàng quang tránh dòng trào ngược của nước tiểu từ bàng quang – niệu quản hoặc, niệu quản cắm lạc chỗ.

 

 

Các bài viết liên quan

Bản quyền 2024 © thuộc về Bệnh Viện Thận Hà Nội