Trang chủ / Một số biến chứng có thể gặp trong quá trình chạy thận nhân tạo

Một số biến chứng có thể gặp trong quá trình chạy thận nhân tạo

Chạy thận nhân tạo là một trong những phương pháp điều trị bệnh suy thận. Ưu điểm của phương pháp chạy thận nhân tạo là màng lọc nhân tạo chỉ cho phép đào thải các chất cặn bã và giữ lại những thành phần cần thiết trong máu. Dù vậy, khi điều trị vẫn cần lưu ý một số biến chứng chạy thận nhân tạo.

Trong cơ thể người, thận đóng vai trò lọc máu và đào thải các chất độc, nước và muối ra khỏi cơ thể. Khi bị suy thận, nhất là ở giai đoạn cuối, thận sẽ ngừng làm việc hoàn toàn. Lúc này, phương pháp chạy thận nhân tạo được áp dụng, một chiếc máy lọc thận sẽ thay thế thận làm việc.

1. Chạy thận nhân tạo là gì?
Chạy thận nhân tạo là phương pháp điều trị sử dụng máy chạy thận để lọc máu bên ngoài cơ thể bệnh nhân. Cụ thể, máu của người bệnh được rút ra từ mạch máu và đi qua một hệ thống lọc máu tổng hợp. Trong hệ thống lọc này, máu được “làm sạch” trước khi đưa trở lại cơ thể của người bệnh. Do đó, hệ thống lọc này được gọi là “thận nhân tạo”. Phương pháp chạy thận nhân tạo được áp dụng để điều trị bệnh suy thận, thông thường được thực hiện khoảng 3 lần/tuần, tối thiểu 4 giờ/lần và được tiến hành tại một trung tâm lọc máu với thận nhân tạo.

Điều trị suy thận bằng phương pháp chạy thận phải được thực hiện theo quy trình để đảm bảo sự an toàn đối với người bệnh.

Các bài viết liên quan

Bản quyền 2024 © thuộc về Bệnh Viện Thận Hà Nội