Trang chủ / HYPOSPADIAS – LỖ TIỂU LỆCH THẤP

HYPOSPADIAS – LỖ TIỂU LỆCH THẤP

  1. Đại cương
    Niệu đạo là một đường ống dẫn lưu nước tiểu từ bàng quang ra ngoài môi trường khi thực hiện việc tiểu tiện. Thông thường niệu đạo sẽ tận hết ở lỗ đổ miệng sáo tại đỉnh quy đầu dương vật. Có từ 3 đến 10 trẻ nam trên 1000 trẻ nam sinh ra miệng sáo lại không ở vị trí bình thường này, mà sẽ nằm thấp phía bụng của dương vật, được gọi là dị tật bẩm sinh lỗ tiểu lệch thấp.

    Hình 1: Lỗ miệng sáo ở vị trí bình thường tại đỉnh quy đầu.                           Hình 2: Các vị trí bất thường của lỗ niệu đạo

    Tùy vào mức độ thấp của lỗ  tiểu mà phân chia mức độ nặng khác nhau. Càng thấp thì mức độ càng nặng và phẫu thuật càng khó, khả thành công và hồi càng thấp.

    II. Cách nhận diện
    Rất dễ để phát hiện dị tật lỗ tiểu lệch thấp ngay cả khi trẻ còn nhỏ, các dấu hiệu được quan sát bằng mắt thường với các triệu chứng đặc trưng sau đây:
    1. Nước tiểu phun từ mặt bụng dương vật.
    Do lỗ thoát nước tiểu không ở vị trí đỉnh dương vật nên khi đi tiểu nước tiểu không phun từ đỉnh dương vật ra xa, mà phun từ mặt bụng dương vật. Chính vì vậy, nên trẻ bị dị tật lỗ tiểu lệch thấp khi đi tiểu đứng thường bị ướt bàn chân, do nước tiểu không phụt được ra xa.

    Hình 3: Một người đàn ông trưởng thành, với dị tật lỗ tiểu lệch thấp thể         Hình 4: dương vật cong về phía mặt bụng của                trung bình, đang đi tiểu, với nước tiểu phun từ mặt bụng dương vật.                              dương vật.

    2. Cong vẹo dương vật
    Do sự đóng sớm của ống niệu đạo, sự thiểu sản của các mô mặt bụng dương vật trong phi các mô phía mặt lưng phát triển bình thường. Khiến dương vật bị kéo cong xuống phía dưới (hình 4).

    3. Bao quy đầu phía chỉ che phủ nửa trên quy đầu, thiếu bao quy đầu nửa dưới.
    Cũng do thiểu sản mô phía mặt bụng dương vật vậy nên bao quy đầu chỉ che phủ nửa trên của quy đầu.

    Hình 5 và 6: Da quy đầu thừa ở mặt trên thiếu ở mặt dưới.

    III. Ảnh hưởng của dị tật lỗ tiểu lệch thấp.
    1. Trẻ trai phải ĐÁI NGỒI
    Do lỗ tiểu nằm phía bụng của dương vật nên dòng nước tiểu không phụt thẳng mà sẽ có xu hướng chéo từ trên xuống, do đó nước tiểu hay bắn vào quần và chân. Ở những trường hợp nặng trẻ nam phải đái ngồi giống trẻ gái. Chính vì vậy trẻ sẽ bị trêu đùa, ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của trẻ.

    Hình 7: (Ảnh minh họa) Trẻ nam phải đái ngối thay vì đứng.
    Hình 8: Ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của trẻ, ảnh hưởng đến cả sự hình thành tâm lý giới tính.

    2. Cong dương vật gây KHÓ QUAN HỆ TÌNH DỤC
    Trong độ tuổi nhỏ, thiếu niên, có thể cong dương vật không ảnh hưởng quá nhiều đến trẻ, nhưng trong độ tuổi sinh đẻ, cong dương làm cản trở quan hệ tình dục. Bệnh nhân khi giao hợp sẽ rất đau, và nguy cơ gãy dương vật lớn gấp 10 lần ở những trường hợp không có cong dương vật

    Hình 9: Dương vật cong sẽ khó có thể đâm thẳng trong quan hệ tình dục, do đó gây đau và có nguy cơ gãy.

    3. VÔ SINH
    Do lỗ tiểu ở mặt bụng dương vật, nên khi quan hệ tình dục, đến thời điểm xuất tinh, tinh dịch không phóng thẳng trúng tử cung mà lại chệch xuống dưới và ra ngoài. Chính vì vậy, nhiều cặp vợ chồng có chồng bị lỗ tiểu lệch thấp sau cưới nhiều năm nhưng vẫn không có thai.

    Hình 10: Khả năng “bắn” tinh dịch đúng đích giảm ở những người nam giới có dị tật lỗ tiểu lệch thấp => tỷ lệ vô sinh.

  2.  Lứa tuổi thích hợp để chỉnh sửa dị tật lỗ tiểu thấp

Lứa tuổi phẫu thuật thích hợp nhất là từ 3 tới 6 tháng tuổi cho đến trước 18 tháng. Nên mổ trước 18 tháng tuổi vì đứa trẻ khi lớn lên sẽ không nhớ những gì xảy ra trước lứa tuổi này, như vậy sẽ tránh mặc cảm cho bé trai về sau. Ngoài ra trong lứa tuổi này phẫu thuật cũng có tỷ lệ thành công tốt hơn so với mổ trễ. Tuy nhiên nhiều trường hợp trong độ tuổi này nhưng dương vật chưa đủ lớn để phục vụ phẫu thuật, thì cần trì hoãn để dương vật đạt kích thước hợp lý. Việc quyết định thời điểm phẫu thuật ở những trường hợp này là do bác sĩ chuyên khoa.

  1.  Phẫu thuật chỉnh sửa được thực hiện như thế nào?

Phẫu thuật điều trị dị tật lỗ tiểu lệch thấp là cần thiết nhằm giải quyết hai vấn đề: đưa lỗ tiểu về vị trí ở đỉnh quy đầu và dựng thẳng lại dương vật, giúp bé trai không mặc cảm khi lớn lên, không làm biến đổi tâm lý giới tính trẻ, và quan trọng nhất là nếu lỗ tiểu ở vị trí bình thường sẽ không ảnh hưởng đến tình trạng vô sinh sau này.
Phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh được thực hiện tùy theo mức độ nặng nhẹ của dị tật. Đa số các trường hợp là chỉ cần phẫu thuật chỉnh sửa trong một lần mổ. Những trường hợp nặng (lỗ tiểu lệch về phía bìu kèm theo cong dương vật) cần đến 2 lần mổ.
Phẫu thuật lỗ tiểu thấp là phẫu thuật tạo hình khó nên có thể xảy ra biến chứng như rò, hẹp niệu đạo (đường tiểu), túi thừa niệu đạo… sau mổ. Rò niệu đạo hay gặp nhất (10 -20%), trong đó ngoài lỗ tiểu ở đỉnh quy đầu còn thêm một lỗ tiểu khác ở bụng dương vật, hay gặp ở vị trí lỗ tiểu cũ.  Khi có rò xảy ra, cần chờ 6 tháng sau mổ lại để vá lỗ rò.

Hình 11: Rò niệu đạo (rò đường tiểu) thể hiện bằng hình ảnh đái hai dòng.

Thời gian nằm viện: tùy theo bệnh thuộc dạng nhẹ hay nặng mà thời gian nằm viện dài hay ngắn, dạng nhẹ từ 5-7 ngày, dạng nặng 12-14 ngày.

Trẻ cần được tái khám định kỳ theo hẹn của bác sỹ, thời gian khám lại tuỳ thuộc vào thể bệnh, phương pháo phẫu thuật của từng trường hợp cụ thể.

 

Các bài viết liên quan

Bản quyền 2024 © thuộc về Bệnh Viện Thận Hà Nội