Trang chủ / HỘI CHỨNG RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN TINH HOÀN The testicular dysgenesis

HỘI CHỨNG RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN TINH HOÀN The testicular dysgenesis

Hội chứng rối loạn phát triển tinh hoàn (The testicular dysgenesis – TDS)  là một tình trạng liên quan đến sinh sản nam giới được đặc trưng bởi sự hiện diện của các triệu chứng và rối loạn như lỗ tiểu lệch thấp, ẩn tinh hoàn, suy giảm chất lượng tinh trùng và ung thư tinh hoàn. Khái niệm này lần đầu tiên được NE Skakkaebaek giới thiệu trong một bài viết nghiên cứu cùng với bộ phận Tăng trưởng và Sinh sản tại Đại học Copenhagen.  Bài báo cho thấy nguồn gốc và nguyên nhân cơ bản của TDS có thể được phát hiện sớm nhất là trong thời kì thai nhi, các yếu tố môi trường và bộ gen có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống sinh sản nam

NGUYÊN NHÂN.

Nguyên nhân chính gây ra TDS không hồi phục là sự gián đoạn phát triển tinh hoàn rất sớm trong thời kì thai nhi. Điều này có cả thành phần di truyền, môi trường tập quán sống của bố mẹ. Tuy nhiên sự gia tăng nhanh chóng tỷ lệ mắc các rối loạn liên quan đến TDS trong những thập kỷ qua cho thấy nó chịu ảnh hưởng môi trường mạnh mẽ. Nguyên nhân của TDS có liên quan đến sự phát triển trong thời kì bào thai được chứng minh bởi tỷ lệ cao các rối loạn trong hội chứng TDS được tìm thấy ở cùng một cá thể.
Di truyền

Nhiều gen đã được chứng minh liên quan đến các rối loạn của TDS. Với các nghiên cứu liên kết rộng về bộ gen (GWAS), các nhà khoa học thường xuyên xác định các biến thể gen mới có vai trò trong sự phát triển tinh hoàn bất thường. Một số kiểu gen đặc trung cho tính trạng, nhưng một số kiểu gen khác chỉ mang ý nghĩ nguy cơ cho rối loạn của TDS: Ung thư tế bào mầm tinh hoàn, lỗ tiểu kệch thấp, ẩn tinh hoàn, chất lượng tinh dịch kém.

Phần lớn các gen này có liên quan đến sự phát triển tuyến sinh dục của thai nhi. Đột biến gen quy định thụ thể androgen có liên quan cao, vì chúng liên quan đến sự phát triển dương vật, phát triển tinh hoàn và kích thước tinh hoàn giảm. Ung thư tế bào mầm tinh hoàn cho thấy di truyền đóng vai trò quan trọng, với các biến thể gen, nhất là những biến thể liên quan đến sự hình thành tuyến sinh dục và chức năng của tế bào mầm.
Môi trường

Sự phơi nhiễm của thai nhi giới tinh nam như mẹ sử dụng thuốc hoặc mẹ tiếp xúc với các hóa chất độc hại có tác dụng phá vỡ hệ thống hoóc môn nam giới. Đặc biệt là các hóa chất ức chế hoạt động của Androgen trong quá trình phát triển hệ thống sinh sản, đã được chứng minh là gây ra nhiều rối loạn TDS đặc trưng.

Các hóa chất, dược học đó bao gồm estrogen môi trường và chất chống androgen được tìm thấy trong các nguồn thực phẩm và nước đã bị ô nhiễm hormone tổng hợp và thuốc trừ sâu được sử dụng trong nông nghiệp. Trong lịch sử có các trường hợp sử dụng loại thuốc dùng cho phụ nữ mang thai, như diethylstilbestrol, đã gây ra nhiều đặc điểm của TDS ở thai nhi có mẹ sử dụng hóa chất này trong thời kỳ mang thai.

Tác động của hóa chất trong môi trường được nhận thấy rõ ràng trong nghiên cứu ở động vật. Nếu một chất ảnh hưởng đến sự biệt hóa tế bào Sertoli và Leydig (một đặc điểm chung của rối loạn TDS) ở giai đoạn phát triển sớm, thì sự phát triển tế bào mầm và sản xuất testosterone sẽ bị suy yếu thậm trí mất đi. Mà bản thân những quá trình biệt hóa này rất cần thiết cho sự phát triển của tinh hoàn và cơ quan sinh dục. Vậy những bất thường ở bộ phận sinh dục như ẩn tinh hoàn hay lỗ tiểu lệch thấp có thể xuất hiện từ khi sinh ra, và các vấn đề liên quan đến vô sinh hiếm muộn nam giới và ung thư tinh hoàn xuất hiện trong giai đoạn trưởng thành.

Do đó, mức độ nghiêm trọng hoặc số lượng các rối loạn có thể phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc với môi trường. Các yếu tố môi trường có thể tác động trực tiếp hoặc thông qua các cơ chế biểu sinh và có khả năng tính nhạy cảm di truyền được tăng cường bởi các yếu tố môi trường là nguyên nhân chính của TDS.
Lối sống

Mối liên quan giữa người mẹ hút thuốc và TDS ở trẻ không được minh chứng rõ ràng, nhưng có sự liên quan mạnh mẽ đã được chứng minh giữa tiền sử sử dụng rượu bia của người mẹ và tình trạng ẩn tinh hoàn của con. Tuy nhiên, hút thuốc lá ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và tình trạng cân nặng lúc sinh thấp được minh chứng là yếu tố tăng khả năng của tất cả các rối loạn bẩm sinh bao gồm cả các rối loạn xuất hiện trong TDS. Béo phì của mẹ, dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ, cũng đã được chứng minh là một yếu tố nguy cơ cho rối loạn phát triển của tinh hoàn và các triệu chứng TDS ở con trai.

SINH LÝ BỆNH HỌC.

Hội chứng TDS được giả thuyết rằng liên quan đến rối loạn phát triển tinh hoàn trong thời kì bào thai. Có nhiều nguyên nhân khác nhau,  dẫn đến những bất thường trong chức năng tế bào Sertoli và / hoặc Leydig. Sự bất thường này ảnh hưởng đến cả sự phát triển bất thường của tế bào mầm và thay đổi nội tiết tố trong quá trình phân biệt giới tính nam.

Ví dụ, việc sản xuất testosterone không đủ có thể dẫn đến tình trạng nam tính không hoàn chỉnh, trong khi biểu hiện giảm yếu tố  Like 3 – insulin có thể dẫn đến việc tinh hoàn xuống bìu. Các rối  loạn phía sau của những bất thường như vậy có thể bao gồm cả dị tật bộ phận sinh dục khác (ví dụ như lỗ tiểu lệch thấp và ẩn tinh hoàn) và rối loạn sinh sản xuất hiện (ví dụ ung thư tinh hoàn và chất lượng tinh dịch kém), và từ đó các dấu hiệu của hội chứng TDS hình thành.

 

 

CHẨN ĐOÁN.

Hội chứng rối loạn phát triển tinh hoàn bao gồm các dấu hiệu sau:

Lỗ tiểu lệch thấp.

Lỗ tiểu lệch thấp là tình trạng lỗ tiểu không ở đúng vị trị là đỉnh quy đầu, mà nằm thấp tại đường giữa từ quy đầu tới bìu. Nó thường được chẩn đoán ngay từ khi sinh bằng thăm khám lâm sàng. Ngoài bất thường của niệu đạo còn có sự bất thường của bao quy đầu và dương vật bị cong.

Ẩn tinh hoàn.

Trong ẩn tinh hoàn, là tình trạng một hoặc hai tinh hoàn không nằm trong bìu. Dựa vào thăm khám lâm sàng mà có thể chẩn đoán chính xác được dấu hiệu này ngay từ khi sinh. 70% trường hợp ẩn tinh hoàn có thể cảm nhận được tinh hoàn tại ống bẹn hoặc ngay lỗ bẹn nông. 30% còn lại không sờ thấy được tinh hoàn mà phải dùng các biện pháp chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ, đó là các trường hợp ẩn tinh hoàn cao hoặc không có tinh hoàn. Các yếu tố nguy cơ gây ra ẩn tinh hoàn làà:

  • Tiền sử gia đình có người bị ẩn tinh hoàn.
  • Cân nặng khi sinh thấp.
  • Sinh non.

 

Chất lượng tinh dịch kém
Chất lượng tinh dịch kém không chỉ phản ánh thông qua thông số của tinh dịch đồ mà còn là khả năng thụ thai của tinh trùng. Số lượng và mật độ tinh trùng thấp. Sự vận động và hình dạng của tinh trùng rất quan trọng cho quá trình thụ tinh.

Hiển nhiên rằng, một người đàn ông có chất lượng tinh dịch kém sẽ thường gặp các vấn đề về khả năng sinh sản. Hiếm muộn được xác định khi một cặp vợ chồng cố gắng có con trong một năm nhưng không thành công.

Tinh dịch đồ là cận lâm sàng hữu dụng giúp cho chẩn đoán. Mẫu tinh dịch của người đàn ông được lấy và phân tích phản ánh trực tiếp tình trạng số lượng cũng như chất lượng của tinh trùng.

Ung thư tinh hoàn

Biểu hiện phổ biến nhất của ung thư tinh hoàn là một khối u cứng, không đau trong giai đoạn sớm. Có thể phát hiện được bằng sờ nắn trong thăm khám tinh hoàn. Biểu hiện này có thể được phát hiện tình cờ bởi bác sĩ hoặc ngay cả với bệnh nhân. Các yếu tố nguy cơ với Ung thư tinh hoàn bao gồm:

  • Tiền sử ẩn tinh hoàn, đã được phẫu thuật hạ tinh hoàn.
  • Tiền sử gia đình có người ung thư tinh hoàn.
  • Ung thư tinh hoàn bên đối diện đã được phát hiện và điều trị

Các bài viết liên quan

Bản quyền 2024 © thuộc về Bệnh Viện Thận Hà Nội