BỆNH VIỆN THẬN HÀ NỘI
BỆNH VIỆN THẬN HÀ NỘI
Những chức năng như lọc máu, bài tiết chất thải và điều chỉnh của thận sẽ suy giảm nếu thận yếu, dần dần trở thành suy thận. Người bị suy thận nếu không sớm có biện pháp can thiệp sẽ phải đối mặt với hàng loạt biến chứng nguy hiểm, trong đó có tử vong.
Thận gồm 2 quả nằm sau lưng, hai bên cột sống, ngay phía trên eo và đảm nhận một số chức năng để duy trì sự sống. Chức năng lọc máu của thận được thực hiện bằng cách loại bỏ chất thải và nước dư thừa, duy trì cân bằng muối và chất điện giải trong máu, điều chỉnh huyết áp.
Tình trạng suy giảm chức năng của thận được gọi là suy thận hay tổn thương thận. Suy thận do nhiều nguyên nhân và bệnh lý khác nhau gây nên.
Người ta thường chia thành 2 nhóm bệnh theo thời gian mắc bệnh là suy thận cấp (tổn thương thận cấp) và suy thận mạn (bệnh thận mạn).
Suy thận cấp diễn ra trong vòng vài ngày và sau khi được điều trị thích hợp trong một vài tuần có thể phục hồi hoàn toàn hoặc một phần chức năng thận.
Ngược lại, người mắc suy thận mạn sẽ phải trải qua quá trình tiến triển không phục hồi chức năng thận. Trong suy thận mạn, các phương pháp điều trị chỉ nhằm làm chậm diễn biến của bệnh và ngăn ngừa biến chứng.
Người bệnh bị suy thận nặng khi chức năng thận giảm đến 90% và cần được điều trị thay thế thận bằng chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc hoặc ghép thận.
Đa phần các loại bệnh thận sẽ làm tổn thương các nephron (một đơn vị cấu trúc của thận) khiến thận không thể loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.
Thận cuối cùng có thể ngừng hoạt động hoàn toàn nếu không chữa trị, mất chức năng thận rất nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong.
Biến chứng có thể xảy ra bao gồm:
Nguyên nhân suy thận cấp
Có ba cơ chế chính dẫn đến suy thận cấp:
Những nguyên nhân thường gặp bao gồm:
Nguyên nhân gây suy thận mạn
Suy thận có triệu chứng phát triển theo thời gian nếu tổn thương thận tiến triển chậm và thường không đặc hiệu. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng vì thận có khả năng bù trừ rất tốt, khi xuất hiện triệu chứng thì bệnh đã ở giai đoạn trễ.
Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:
Đa số suy thận cấp đều đi kèm với các bệnh lý khác xuất hiện trước đó.
Nguy cơ suy thận cấp sẽ tăng lên nếu xuất hiện các yếu tố sau:
Nguy cơ suy thận mạn sẽ tăng lên nếu xuất hiện các yếu tố bao gồm:
Để phòng ngừa bệnh suy thận hãy áp dụng những phương pháp sau:
Thay đổi lối sống
Thay đổi chế độ ăn uống
Kiểm tra huyết áp
Xét nghiệm kiểm tra chức năng thận:
Siêu âm bụng để đánh giá cấu trúc và kích thước thận.
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác: tùy trường hợp, theo chỉ định của bác sĩ.
Sinh thiết thận để tìm nguyên nhân gây ra bệnh thận.
Người suy thận cần tuân thủ chế độ ăn uống riêng: đủ năng lượng và dinh dưỡng nhưng giảm đạm, muối.
Điều trị nguyên nhân gây bệnh:
Tùy thuộc vào nguyên nhân có thể điều trị được một số loại suy thận. Thế nhưng, tổn thương thận sẽ tiếp tục xấu đi ngay cả khi những nguyên nhân gây suy thận đã được kiểm soát tốt.
Thông thường, không có thuốc chữa khỏi hoàn toàn suy thận mạn. Phương pháp điều trị chủ yếu là kiểm soát dấu hiệu và triệu chứng, giảm các biến chứng và làm bệnh tiến triển chậm lại.
Suy thận giai đoạn cuối (khi chức năng thận giảm xuống còn dưới 50%) được điều trị bằng cách:
Bản quyền 2024 © thuộc về Bệnh Viện Thận Hà Nội